• Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

Làm phim nghiệp dư

Tự làm phim như thế nào

  • #1: bắt đầu
  • Tài nguyên
  • Kho nhạc
  • Liên hệ
You are here: Home / học làm phim / Timelapse (phần 2): biên tập thành video Timelapse – FCPX

Timelapse (phần 2): biên tập thành video Timelapse – FCPX

Tagged With: #timelapse, fcpx

Hướng dẫn biên tập ảnh chụp timeline thành video timeline cực kì đơn giản. Bài viết này sử dụng phần mêm Final Cut Pro X, nếu bạn ko dùng có thể tham khảo

Link tải ảnh chụp timelapse:

thành quả là một video timeline, tuy nhiên ….

1 Tạo project timelapse

Frame rate: 24fps – số khung hình tối thiểu để tạo ra cảm giác mượt của chuyển động.

Resolution (Độ phân giải) gốc của ảnh, để tạo ra video có độ sắc nét cao nhất để khi biên tập sẽ có nhiều lựa chọn zoom hoặc pan (motion lapse/motion timelapse)

Thông số Resolution sẽ thay đổi tuỳ vào kích thước của ảnh.

Import toàn bộ foder ảnh vào phần mềm, bằng cách kéo toàn bộ folder thả vào Event. Keywork “LRP_canon_RP_RAW” giống như tên của folder sẽ tự tạo và các ảnh trong folder sẽ được set với keywork này.

Kéo toàn bộ folder ảnh vào Event trong FCPX.

Click vào “Name” để hình ảnh được xắp xếp theo tên. Hình ảnh chèn vào timeline sẽ theo thứ tự sắp xếp này.

3 Mỗi ảnh một frame

Chèn ảnh vào timeline: Click chọn ảnh đầu tiên trên Browser > Cmd+A > nhấm phím “E” (hoặc dùng chuột kéo toàn bộ ảnh vào timeline).

Chọn tất cả ảnh dưới timeline : Click vào timeline > Cmd+A > Ctrl + D > nhập “1” > Enter. Như vậy là bạn đã set độ dài của mỗi ảnh là 1 frame.

Nếu tạo project 24fps thì sẽ có 24 ảnh cho 1 giây. Nếu project là 30 50 hay 60fps thì sẽ có số ảnh tương đương trong 1 giây.

Timeline của project 24fps sẽ có 24 ảnh cho một giây.

4 Render & chống rung

Lúc này bạn render là đã xong 1 video timelapse.

thành quả là một video timeline, tuy nhiên ….

Chỉnh màu: bạn có thể chỉnh màu trên video vừa tạo, tuy nhiên tốt nhất là nên chỉnh màu bằng lightroom ở giai đoạn chỉnh sửa ảnh RAW. Ảnh RAW sẽ có chất lượng cao hơn rất nhiều so với hình ảnh trong video.

Chống rung video : ở giây thứ 3, bạn sẽ thấy video bị giật là do chân máy không chắc, hoặc trong quá trình quay có sự tác động vào máy ảnh. Bạn có thể sử dụng thêm chức năng chống rung của phần mềm để khắc phục. Tuy nhiên, cách tốt nhất là nên setup chân máy cho thật vững khi chụp. Việc chống rung bằng phần mềm không phải lúc nào cũng ra kết quả tốt.

Chống rung trong Final Cut Pro X

Chụp hay quay timelapse

Thao tác để làm ra một video timelapse thực ra không hề khó. Thâm chí nếu bạn sử dụng gopro thì có thể chọn chế độ timelapse để có luôn một video timelapse.

Tuy nhiên, chụp ảnh RAW sẽ lưu trữ được Dynamic Range rộng hơn rất nhiều và độ phân giải ảnh chụp cũng cao hơn quay phim. Mà chất lượng hình ảnh là một trong những yếu tố tác động mạnh đến thị giác.

Bản thân mình thì dùng timelapse như sau. Đối với shot vlog và các shot quay cần sự nhanh gọn thì mình bấm quay luôn 1 source video rồi tua thành timelapse. Chấp nhận hy sinh độ nét và ngược lại, nếu shot nào cần chất lượng hình ảnh và có thời gian setup thì mình sẽ chọn chụp timelapse.

Mạnh Cường (#LPND)

1988 – xàm – 1 vợ 1 con – 2 kênh youtube #LPND và Cường thích. Blog này sẽ ghi lại những kiến thức nhặt được trong con đường tìm hiểu và thực hành làm phim. Không phải là chuyên gia phim ảnh gì đâu.

Primary Sidebar

Làm phim nghiệp dư LNC

[powr-youtube-gallery id=ca00e89c_1546588445]

Làm Phim Nghiệp Dư VN

Chia sẻ kiến thức làm phim cho các youtuber, vlogger làm phim độc lập. Làm Phim - Mua bán USD Paypal - Mua hộ USA -CN

©2014 Mạnh Cường